Đoàn Nghi lễ Quân đội (Quân đội nhân dân Việt Nam)

Đoàn Nghi lễ Quân đội
Biểu trưng của Đoàn Nghi lễ Quân đội
Hoạt động20 tháng 8 năm 1945 (79 năm, 28 ngày)
Quốc gia Việt Nam
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Bộ phận củaBộ Tổng Tham mưu
Khẩu hiệu“Trung thành vô hạn, đoàn kết một lòng, năng động sáng tạo, chính quy mẫu mực, vì Tổ quốc, vì nhân dân phục vụ”
Các tư lệnh
Đoàn trưởngĐại tá Nguyễn Thiện Học
Chính ủyĐại tá Nguyễn Trung Tâm

Đoàn Nghi lễ Quân đội là đơn vị trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ phục vụ nghi lễ cho Đảng, Nhà nước, Quân đội, các hoạt động kỷ niệm, sự kiện lớn của đất nước, dân tộc và sẵn sàng tham gia một số nhiệm vụ quan trọng khác.[1]

Lịch sử

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19 tháng 8 năm 1945), ngày 20 tháng 8 năm 1945, “Ban Âm nhạc giải phóng quân” được thành lập để phục vụ cử hành Quốc ca cho Lễ Độc lập (ngày 02 tháng 9 năm 1945) tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.[2] Ngày 20 tháng 8 năm 1945 được chọn làm ngày truyền thống của Đoàn Nghi lễ Quân đội. Ban Âm nhạc thời điểm này gồm 75 người và đa số là lính trong đội kèn "Bảo an binh" (thuộc phủ khâm sai khi Nhật đảo chính Pháp) rời bỏ hàng ngũ địch gia nhập cách mạng.[3]

Từ "Ban Âm nhạc giải phóng quân", đơn vị phát triển và thay đổi tên gọi qua các giai đoạn, như “Đội danh dự bảo vệ Trung ương Đảng và Bác Hồ” đến Đoàn quân nhạc Quân đội nhân dân Việt Nam, Tiểu đoàn danh dự thuộc Trung đoàn 47, Trung đoàn nghi lễ 781, Đoàn nghi lễ 781 (tháng 9 năm 1991).[4]

Năm 2002, Bộ Quốc phòng ra quyết định cơ cấu tổ chức Đoàn nghi lễ 781 thành Lữ đoàn đủ quân trực thuộc Quân khu Thủ đô.[4]

Tháng 8 năm 2008, Đoàn được điều chuyển về Bộ Tổng Tham mưu và vào ngày 03 tháng 11 năm 2008, Bộ Quốc phòng quyết định đổi phiên hiệu thành Đoàn Nghi lễ Quân đội.[4]

Đội danh dự các quân chủng diễu binh trong Lễ đón Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga Sergei Shoigu tại trụ sở Bộ Quốc phòng Việt Nam. (Trong ảnh: Tổ Quân kỳ gồm sĩ quan Lục quân (giữ Quân kỳ), sĩ quan Phòng không - Không quân và sĩ quan Hải quân (bảo vệ Quân kỳ). Đi sau là khối danh dự Lục quân).

Chức năng, nhiệm vụ

Phục vụ nghi lễ cho Đảng, Nhà nước, Quân đội, các hoạt động kỷ niệm, sự kiện lớn của đất nước, dân tộc và sẵn sàng tham gia một số nhiệm vụ quan trọng khác.[1]

Đoàn Quân nhạc thuộc Đoàn Nghi lễ Quân đội, Quân đội nhân dân Việt Nam

Đoàn Nghi lễ quân đội có hai bộ phận chính: đoàn danh dự (bộ đội danh dự) và đoàn quân nhạc.

Tiêu chuẩn chiến sĩ

Chỉ tiêu tuyển chọn hằng năm: 100 đến 140 chiến sĩ

Ngoài các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, sức khỏe tốt, thì các chiến sĩ danh dự phải đạt chiều cao từ 1,8m trở lên, quân dung đẹp, ngoại hình cân đối.[5]

Các chiến sĩ đoàn quân nhạc phải có kỹ năng, năng khiếu về âm nhạc, nhạc cụ; không mắc các bệnh về đường hô hấp.

Truyền thống vẻ vang

“Trung thành vô hạn, đoàn kết một lòng, năng động sáng tạo, chính quy mẫu mực, vì Tổ quốc, vì nhân dân phục vụ”[6]

Phù hiệu bộ đội Quân nhạc

Lãnh đạo hiện tại

Lãnh đạo Đoàn Nghi lễ Quân đội (Quân đội Nhân dân Việt Nam)

Đoàn Trưởng


Bí thư Đảng ủy, Chính ủy

Đại tá Nguyễn Thiện Học [7]


Đại tá Nguyễn Trung Tâm [8]

Thành tích

Đoàn Nghi lễ Quân đội đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội trao tặng nhiều phần thưởng[6], như:

Danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới

Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba

2 Huân chương Quân công hạng Nhì

3 Huân chương Quân công hạng Ba

Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì

Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.

Nhiều cá nhân vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý, trong đó có 1 Nghệ sĩ Nhân dân, 1 Nhà giáo Ưu tú, 7 Nghệ sĩ Ưu tú cùng hàng trăm lượt tập thể, cá nhân được các ban, Bộ, ngành, địa phương khen thưởng.[6]

Hình ảnh

  • Khối danh dự quân chủng Phòng không - Không quân đang diễu binh tại Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN năm 2010
    Khối danh dự quân chủng Phòng không - Không quân đang diễu binh tại Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN năm 2010
  • Khối danh dự quân chủng Hải quân đang diễu binh tại Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN năm 2010
    Khối danh dự quân chủng Hải quân đang diễu binh tại Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN năm 2010
  • Đoàn Quân nhạc diễu hành tại Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
    Đoàn Quân nhạc diễu hành tại Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
  • Chiến sĩ trong đội tiêu binh danh dự thuộc Đoàn Nghi lễ Quân đội (vác súng trường CKC) đang di chuyển đến vị trí làm nhiệm vụ tại Phủ Chủ tịch
    Chiến sĩ trong đội tiêu binh danh dự thuộc Đoàn Nghi lễ Quân đội (vác súng trường CKC) đang di chuyển đến vị trí làm nhiệm vụ tại Phủ Chủ tịch

Chú thích

  1. ^ a b “Đoàn Nghi lễ Quân đội nâng cao chất lượng huấn luyện để thực hiện tốt nhiệm vụ - Tạp chí Quốc phòng toàn dân”. tapchiqptd.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ “Xây dựng hình ảnh mẫu mực người chiến sĩ danh dự”. https://www.qdnd.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ VnExpress. “Ban âm nhạc Giải phóng quân biểu diễn ngày 2/9/1945”. vnexpress.net. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ a b c “Xem đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam đón khách quý”. Báo điện tử Tiền Phong. 6 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ “Đội Danh dự - niềm vinh dự, tự hào đặc biệt!”. https://www.qdnd.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  6. ^ a b c “Đoàn Nghi lễ Quân đội đón nhận Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba”. https://www.qdnd.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  7. ^ “Những người lính đồng hành cùng các sự kiện trọng đại của đất nước”. Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ “Tuổi trẻ Đoàn Nghi lễ Quân đội tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2022-2027”. https://www.qdnd.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  • x
  • t
  • s
Tổng quan
Lịch sử
Vũ khí
Trang bị
  • Trang bị
  • Lục quân
  • Hải quân
  • Không quân
  • Biên phòng
  • Cảnh sát biển
Cấp bậc
Quân hàm
Khác
Đảng
Quân ủy Trung ương
Nhà nước
Quốc hội
Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính phủ
Bộ Quốc phòng
Cơ quan tư pháp
  • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
Chính trị-đoàn thể
Khối cơ quan
Khối cơ sở
Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam
Lãnh đạo (6)
Tổng cục (6)
Quân chủng (4)
Binh chủng (6)
Quân khu (7)
Quân đoàn (3)
Bộ Tư lệnh (3)
Học viện (6)
Trường Sĩ quan (3)
Cục và tương đương
trực thuộc Bộ (14)
Bệnh viện (3)
Viện nghiên cứu (5)
Trung tâm (2)
Doanh nghiệp (14)
Tổ chức chi tiết của Bộ Quốc phòng Việt Nam
Bộ Tổng Tham mưu
Tổng cục Chính trị
Tổng cục Kỹ thuật
Tổng cục Hậu cần
Tổng cục Tình báo
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Học viện Khoa học Quân sự
  • Cục 11
  • Cục 12
  • Cục 16
  • Cục 25
  • Cục 71
  • Cục 72
  • Cục 80
  • Viện 26
  • Viện 70
  • Viện 78
  • Viện Cơ cấu chiến lược
  • Trung tâm 72
  • Trung tâm 75
  • Trung tâm 501
  • Lữ đoàn 74
  • Lữ đoàn 94
  • Đoàn K3
Tổng cục CNQP
Quân chủng Hải quân
Quân chủng PK-KQ
Bộ đội Biên phòng
Cảnh sát biển
Học viện Quốc phòng
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần-Kỹ thuật
  • Cục Huấn luyện Đào tạo
  • Tạp chí Nghệ thuật Quân sự
  • Viện Khoa học Nghệ thuật Quân sự
  • Các Khoa (Chiến lược, Chiến dịch, CTĐ-CTCT, Lý luận Mác-Lê nin)
Học viện Chính trị
Học viện Kỹ thuật QS
Học viện Quân y
Ban Cơ yếu Chính phủ
  • Cục Chính trị-Tổ chức
  • Cục Chứng thực số và Bảo mật Thông tin
  • Cục Cơ yếu 893
  • Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã
  • Cục Quản lý Mật mã Dân sự và Kiểm định Sản phẩm Mật mã
  • Học viện Kỹ thuật Mật mã
  • Viện Khoa học Công nghệ Mật mã
  • x
  • t
  • s
Lãnh đạo
Cục loại 1
Cục loại 2
Văn phòng • Cục Chính trị Cục Hậu cần • Cục Bản đồ Cục Cơ yếu
Đơn vị trực thuộc
Đoàn Nghi lễ Quân đội • Lữ đoàn 144 Tổng công ty 789 • Nhà máy In