Acid clodronic

Acid clodronic
Dữ liệu lâm sàng
AHFS/Drugs.comTên thuốc quốc tế
Mã ATC
  • M05BA02 (WHO)
Các định danh
Tên IUPAC
  • (Dichloro-phosphono-methyl)phosphonic acid
Số đăng ký CAS
  • 10596-23-3
PubChem CID
  • 25419
DrugBank
  • DB00720 ☑Y
ChemSpider
  • 23731 ☑Y
Định danh thành phần duy nhất
  • 0813BZ6866
KEGG
  • D03545 ☑Y
ChEBI
  • CHEBI:110423 ☑Y
ChEMBL
  • CHEMBL12318 ☑Y
ECHA InfoCard100.031.090
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcCH4Cl2O6P2
Khối lượng phân tử244.892 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
  • Hình ảnh tương tác
SMILES
  • ClC(Cl)(P(=O)(O)O)P(=O)(O)O
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/CH4Cl2O6P2/c2-1(3,10(4,5)6)11(7,8)9/h(H2,4,5,6)(H2,7,8,9) ☑Y
  • Key:ACSIXWWBWUQEHA-UHFFFAOYSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Acid clodronic (INN) hay dinatri clodronate (USAN) là một loại thuốc thuộc nhóm bisphosphonate thế hệ đầu tiên (không có nitơ). Đây là một loại thuốc chống loãng xương được phê chuẩn để phòng ngừa và điều trị loãng xương ở phụ nữ hậu mãn kinh và nam giới nhằm giảm gãy xương đốt sống, cường cận giáp, tăng calci huyết trong bệnh ác tính, đa u tủy xương, ức chế sự tiêu hủy xương và đau do gãy xương nhờ công dụng chống viêm và giảm đau mạnh mẽ trong việc giảm bớt các phân tử dấu ấn như IL-1β, IL-6, and TNF-α.[1]

Sử dụng y tế trên người

Một nghiên cứu của Ý đã so sánh tác dụng giảm đau của axit clodronic so với acetaminophen trong tình trạng đau do thấp khớp. Kết quả nghiên cứu cho thấy acid clodronic giảm đau nhiều hơn acetaminophen liều 3 gam / ngày. Acid clodronic cũng được sử dụng trong thực nghiệm y tế có chọn lọc trong việc làm suy yếu đại thực bào.

Sử dụng y tế trên ngựa

Acid clodronic được chấp thuận cho sử dụng ở ngựa dưới tên thương mại Osphos, để điều trị các quá trình phân hủy xương của hội chứng xương ghe. Tiêm bắp tại 2-3 vị trí trên ngựa, tiêm cùng một lúc. Hiệu quả lâm sàng (ví dụ cải thiện tình trạng què quặt) sau một lần điều trị có thể được nhìn thấy tới 6 tháng hậu điều trị.

Phản ứng bất lợi và chống chỉ định

Acid clodronic đã được chứng minh là có một số tác dụng phụ, bao gồm:[2]

  • Dấu hiệu day dứt, kích động hoặc đau bụng ở ngựa, thường trong vòng 2 giờ điều trị.
  • Rung đầu
  • Liếm môi

Ghi chú và tham khảo

  1. ^ Pennanen, Niina; Lapinjoki, Seppo; Urtti, Arto; Mönkkönen, Jukka (1995). “Effect of Liposomal and Free Bisphosphonates on the IL-1β, IL-6 and TNFα Secretion from RAW 264 Cells in Vitro”. Pharmaceutical Research. 12 (6): 916–922. doi:10.1023/A:1016281608773. ISSN 0724-8741.
  2. ^ U.S. Food and Drug Administration. “FDA Provides Equine Veterinarians with Important Information about TILDREN and OSPHOS for Navicular Syndrome in Horses”. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2015.