Công thức Legendre

Trong toán học, Công thức Legendre là biểu thức tính số mũ của lũy thừa lớn nhất của số nguyên tố p mà là ước của  n!. Công thức được đặt tên theo nhà toán học Adrien-Marie Legendre. Đôi khi nó cũng được gọi là công thức de Polignac, theo tên của Alphonse de Polignac.

Phát biểu

Cho số nguyên tố p và bất kỳ số tự nhiên n, gọi ν p ( n ) {\displaystyle \nu _{p}(n)} là số mũ của lũy thừa lớn nhất p mà là ước của n (tức là định giá p-adic của n). Khi đó

ν p ( n ! ) = i = 1 n p i , {\displaystyle \nu _{p}(n!)=\sum _{i=1}^{\infty }\left\lfloor {\frac {n}{p^{i}}}\right\rfloor ,}

trong đó x {\displaystyle \lfloor x\rfloor } hàm lấy phần nguyên. Mặc dù tổng ở vế phải có vô hạn số phần tử, cho bất kỳ giá trị của np, nó vẫn chỉ có hữu hạn số phần tử khác không, lý do như sau: lấy các giá trị i đủ lớn sao cho p i > n {\displaystyle p^{i}>n} , ta có n p i = 0 {\displaystyle \textstyle \left\lfloor {\frac {n}{p^{i}}}\right\rfloor =0} . Nhờ đó, rút gọn công thức trên thành

ν p ( n ! ) = i = 1 L n p i , {\displaystyle \nu _{p}(n!)=\sum _{i=1}^{L}\left\lfloor {\frac {n}{p^{i}}}\right\rfloor \,,}

trong đó L = log p n {\displaystyle L=\lfloor \log _{p}n\rfloor } .

Ví dụ

Xét n = 6, ta có 6 ! = 720 = 2 4 3 2 5 1 {\displaystyle 6!=720=2^{4}\cdot 3^{2}\cdot 5^{1}} . Các số mũ ν 2 ( 6 ! ) = 4 , ν 3 ( 6 ! ) = 2 {\displaystyle \nu _{2}(6!)=4,\nu _{3}(6!)=2} ν 5 ( 6 ! ) = 1 {\displaystyle \nu _{5}(6!)=1} có thể tính bằng công thức Legendre như sau:

ν 2 ( 6 ! ) = i = 1 6 2 i = 6 2 + 6 4 = 3 + 1 = 4 , ν 3 ( 6 ! ) = i = 1 6 3 i = 6 3 = 2 , ν 5 ( 6 ! ) = i = 1 6 5 i = 6 5 = 1. {\displaystyle {\begin{aligned}\nu _{2}(6!)&=\sum _{i=1}^{\infty }\left\lfloor {\frac {6}{2^{i}}}\right\rfloor =\left\lfloor {\frac {6}{2}}\right\rfloor +\left\lfloor {\frac {6}{4}}\right\rfloor =3+1=4,\\[3pt]\nu _{3}(6!)&=\sum _{i=1}^{\infty }\left\lfloor {\frac {6}{3^{i}}}\right\rfloor =\left\lfloor {\frac {6}{3}}\right\rfloor =2,\\[3pt]\nu _{5}(6!)&=\sum _{i=1}^{\infty }\left\lfloor {\frac {6}{5^{i}}}\right\rfloor =\left\lfloor {\frac {6}{5}}\right\rfloor =1.\end{aligned}}}

Chứng minh

Bởi n ! {\displaystyle n!} là tích của các số nguyên dương từ 1 đến n, ta thu được ít nhất một p trong n ! {\displaystyle n!} cho mỗi bội của p trpng { 1 , 2 , , n } {\displaystyle \{1,2,\dots ,n\}} , tổng cộng có n p {\displaystyle \textstyle \left\lfloor {\frac {n}{p}}\right\rfloor } . Mỗi bội của p 2 {\displaystyle p^{2}} cho thêm một nhân tử p, và tương tự như vậy, mỗi bội của p 3 {\displaystyle p^{3}} cho thêm một nhân tử p, tiếp diễn như vậy cho các lũy thừa sau. Cộng tất cả số này sẽ thu về được công thức tổng vô hạn cho ν p ( n ! ) {\displaystyle \nu _{p}(n!)} .

Dạng khác

Ta cũng có thể viết lại công thức Legendre thành khai triển cơ số p của n. Gọi s p ( n ) {\displaystyle s_{p}(n)} là tổng các chữ số trong khai triển cơ số p của n thì

ν p ( n ! ) = n s p ( n ) p 1 . {\displaystyle \nu _{p}(n!)={\frac {n-s_{p}(n)}{p-1}}.}

Ví dụ chẳng hạn, n = 6 trong hệ nhị phân được viết là 610 = 1102, ta có s 2 ( 6 ) = 1 + 1 + 0 = 2 {\displaystyle s_{2}(6)=1+1+0=2} nên

ν 2 ( 6 ! ) = 6 2 2 1 = 4. {\displaystyle \nu _{2}(6!)={\frac {6-2}{2-1}}=4.}

Tương tự, n = 6 trong hệ tam phân được viết là 610 = 203, ta có s 3 ( 6 ) = 2 + 0 = 2 {\displaystyle s_{3}(6)=2+0=2} nên

ν 3 ( 6 ! ) = 6 2 3 1 = 2. {\displaystyle \nu _{3}(6!)={\frac {6-2}{3-1}}=2.}

Chứng minh

Viết n = n p + + n 1 p + n 0 {\displaystyle n=n_{\ell }p^{\ell }+\cdots +n_{1}p+n_{0}} trong hệ cơ số p. Vì n p i = n p i + + n i + 1 p + n i {\displaystyle \textstyle \left\lfloor {\frac {n}{p^{i}}}\right\rfloor =n_{\ell }p^{\ell -i}+\cdots +n_{i+1}p+n_{i}} , và do vậy

ν p ( n ! ) = i = 1 n p i = i = 1 ( n p i + + n i + 1 p + n i ) = i = 1 j = i n j p j i = j = 1 i = 1 j n j p j i = j = 1 n j p j 1 p 1 = j = 0 n j p j 1 p 1 = 1 p 1 j = 0 ( n j p j n j ) = 1 p 1 ( n s p ( n ) ) . {\displaystyle {\begin{aligned}\nu _{p}(n!)&=\sum _{i=1}^{\ell }\left\lfloor {\frac {n}{p^{i}}}\right\rfloor \\&=\sum _{i=1}^{\ell }\left(n_{\ell }p^{\ell -i}+\cdots +n_{i+1}p+n_{i}\right)\\&=\sum _{i=1}^{\ell }\sum _{j=i}^{\ell }n_{j}p^{j-i}\\&=\sum _{j=1}^{\ell }\sum _{i=1}^{j}n_{j}p^{j-i}\\&=\sum _{j=1}^{\ell }n_{j}\cdot {\frac {p^{j}-1}{p-1}}\\&=\sum _{j=0}^{\ell }n_{j}\cdot {\frac {p^{j}-1}{p-1}}\\&={\frac {1}{p-1}}\sum _{j=0}^{\ell }\left(n_{j}p^{j}-n_{j}\right)\\&={\frac {1}{p-1}}\left(n-s_{p}(n)\right).\end{aligned}}}

Ứng dụng

Công thức Legendre được dùng để chứng minh định lý Kummer. Dưới trường hợp đặc biệt, nó có thể dùng để chứng minh rằng nếu n là số nguyên dương thì ( 2 n n ) {\displaystyle {\binom {2n}{n}}} chia hết cho 4 khi và chỉ khi n không phải lũy thừa của 2.

Suy ra được từ công thức Legendre rằng hàm mũ p-adic có bán kính hội tụ bằng với p 1 / ( p 1 ) {\displaystyle p^{-1/(p-1)}} .

Tham khảo

  • Legendre, A. M. (1830), Théorie des Nombres, Paris: Firmin Didot Frères
  • Moll, Victor H. (2012), Numbers and Functions, American Mathematical Society, ISBN 978-0821887950, MR 2963308, page 77
  • Leonard Eugene Dickson, History of the Theory of Numbers, Volume 1, Carnegie Institution of Washington, 1919, page 263.

Liên kết ngoài

  • Weisstein, Eric W., "Factorial" từ MathWorld.