Lễ hội giáo xứ

Một đám rước ở Ba Lan
Mọi người cầu nguyện ở Lithuania

Lễ hội giáo xứ [1] hoặc hội chợ giáo xứ [2] hoặc lễ xá tội[3] (tiếng Litva: atlaidai; tiếng Ba Lan: odpust parafialny) là những lễ hội địa phương hàng năm được tổ chức bởi các nhà thờ Công giáo La Mã ở Ba Lan và Litva vào ngày lễ của vị thánh bảo trợ của một giáo xứ nhất định. Nhiều lễ hội có truyền thống lịch sử lâu đời từ thời Phản Cải cách vào thế kỷ 16–17. Hầu như giáo xứ nào cũng có ngày lễ như vậy và có một số nhà thờ có đến vài lễ.[4] Những người tham gia vào các ngày lễ này có thể nhận được sự xá tội cho bản thân và những người thân đã khuất của họ.[5] Lễ hội bao gồm thánh lễ, nghi thức rước tôn giáo, biểu diễn của dàn hợp xướng nhà thờ, các biểu diễn âm nhạc khác[6] và thường đi kèm với các phiên chợ bán hàng thủ công truyền thống.[4] Các lễ hội như vậy giúp củng cố bản sắc địa phương và thúc đẩy ý thức cộng đồng.[4] Một số lễ hội lớn hơn, như Đại lễ Žemaičių Kalvarija, kéo dài trong một tuần, thu hút hàng nghìn người và là những sự kiện hành hương lớn.[3][4]

Các lễ hội giáo xứ lớn ở Lithuania:[5]

  • Lễ viếng Đức Trinh Nữ Maria ở Žemaičių Kalvarija vào tháng 7 (xem Đại lễ Žemaičių Kalvarija)
  • Lễ Đức Mẹ Mông Triệu ở Pivašiūnai và Krekenava vào tháng 8
  • Lễ sinh nhật của Đức Trinh nữ Maria ở Šiluva vào tháng 9
  • Lễ Đức Mẹ Hằng cứu giúp ở Vilnius vào tháng 11
  • Lễ Thánh Phê-rô và Phao-lô ở Vilnius vào tháng 6
  • Lễ Đức Mẹ Trakai ở Trakai vào tháng 9

Xem thêm

Tư liệu liên quan tới odpust parafialny tại Wikimedia Commons

Tham khảo

  1. ^ Thomas, William Isaac; Znaniecki (1918). The Polish Peasant in Europe and America: Monograph of an Immigrant Group. G. Badger. tr. 354, 431.
  2. ^ Ostling, Michael (2011). Between the Devil and the Host: Imagining Witchcraft in Early Modern Poland. Oxford University Press. tr. 140. ISBN 978-0-19-958790-2.
  3. ^ a b Liutikas, Darius; Motuzas, Alfonsas (2014). “The Pilgrimage to the Hill of Crosses: Devotional Practices and Identities”. Trong Pazos, Antón M. (biên tập). Redefining Pilgrimage: New Perspectives on Historical and Contemporary Pilgrimages. Compostela International Studies in Pilgrimage History and Culture. Ashgate Publishing, Ltd. tr. 115–116. ISBN 9781409468257.
  4. ^ a b c d Liutikas, D (2016). “Indulgence Feasts: Manifestation of Religious and Communal Identity”. Trong Jepson, Allan; Clarke, Alan (biên tập). Managing and Developing Communities, Festivals and Events. Palgrave Macmillan. tr. 148, 159. doi:10.1057/9781137508553_11. ISBN 978-1-137-50855-3.
  5. ^ a b Zdanys, Romualdas (ngày 31 tháng 8 năm 2018) [2002]. “Atlaidai”. Visuotinė lietuvių enciklopedija (bằng tiếng Litva). Mokslo ir enciklopedijų leidybos centras.
  6. ^ Motūzas, Alfonsas (2011). “Atlaidai”. Trong Savoniakaitė, Vida (biên tập). Lietuvos etnologijos ir antropologijos enciklopedija (bằng tiếng Litva). Vilnius: Lietuvos istorijos instituto leidykla leidykla. ISBN 978-9955-847-41-0. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2020.[liên kết hỏng]


Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Ba Lan này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề Công giáo này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s