Tridacna crocea

Tridacna crocea
CITES Phụ lục II (CITES)[2]
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Mollusca
Lớp: Bivalvia
Phân lớp: Heterodonta
Bộ: Cardiida
Họ: Cardiidae
Phân họ: Tridacninae
Chi: Tridacna
Loài:
T. crocea
Danh pháp hai phần
Tridacna crocea
Lamarck, 1819[3]
Các đồng nghĩa
  • Tridacna (Chametrachea) crocea Lamarck, 1819 · alternate representation
  • Tridacna cumingii Reeve, 1862 junior subjective synonym
  • Tridacna ferruginea Reeve, 1862 junior subjective synonym

Trai tai nghé hay sò tai nhé (Danh pháp khoa học: Tridacna crocea) là một động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong họ Cardiidae. Chúng là một trong những loài có kích thước lớn trong họ này.

Đặc điểm

Là một trong những loài trai lớn và nặng trong ngành thân mềm. Trên thế giới có con dài tới 1,35 m, nặng trên 260 kg. Mẫu vật thu tại cơ sở đảo Sinh Tồn (quần đảo Trường Sa, dài 0,95 m, rộng 0,51 m, vết màng áo 24 X 26 cm, vết cơ khép mở vỏ đường kính 10 cm. Mặt trong trơn có màu trắng ngà. Mặt ngoài nổi 6 gờ lớn và có màu trắng hơi xám. Hình dạng cũng giống như Tai bò (Tridacna squwmosa nhưng trai Tai nghé có vảy ở mặt ngoài chỉ còn lại mất tích.

Tập tính

Là loài sống cố định ăn lọc, thức ăn là sinh vật phù du. Sống cố định, dùng chân tơ bám vào bờ đá hay các rạn san hô dưới triều. Mẫu thu được ở độ sâu 6 m.Chúng phân bố: Thái Bình Dương: phía Tây đảo Xumatơra và Philippin đến Micronêsia, Melannesia và Australia. Phía Tây các đảo Fiji và Marshall. Ở Việt Nam thì mới phát hiện được ở quần đảo Trường Sa (đảo Sinh Tồn).

Chú thích

  1. ^ Mollusc Specialist Group (1996). “Tridacna crocea”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 1996: e.T22135A9361892. doi:10.2305/IUCN.UK.1996.RLTS.T22135A9361892.en. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ “Appendices | CITES”. cites.org. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Bouchet, P. (2013). “Tridacna crocea Lamarck, 1819”. Cơ sở dữ liệu sinh vật biển.

Tham khảo

  • Dautzenberg P. (1929). Contribution à l'étude de la faune de Madagascar: Mollusca marina testacea. Faune des colonies françaises, 3(4): 321-636, pls 4-7. Société d'Editions géographiques, maritimes et coloniales, Paris.
  • Liu, J.Y. [Ruiyu] (ed.). (2008). Checklist of marine biota of China seas. China Science Press. 1267 pp.
  • Mollusc Specialist Group (1996). "Tridacna crocea". IUCN Red List of Threatened Species. Version 2013.2. International Union for Conservation of Nature. Truy cập 2014-04-09.
  • Bouchet, P.; Rosenberg, G.; ter Poorten, J. (2013). "Tridacna crocea Lamarck, 1819". World Register of Marine Species. Truy cập 2014-04-09.
  • Huelsken, T., Keyse, J., Liggins, L., Penny, S., Treml, E.A., Riginos, C. (2013) A Novel Widespread Cryptic Species and Phylogeographic Patterns within Several Giant Clam Species (Cardiidae: Tridacna) from the Indo-Pacific Ocean. PLoS ONE, DOI: 10.1371/journal.pone.0080858.
  • Hình ảnh của Tridacna crocea trên Sealife Collection.
  • Lamarck (J.-B. M.) de. (1819). Histoire naturelle des animaux sans vertèbres. Tome 6(1): vi + 343 pp. Paris: published by the author.
  • Reeve, L. A. (1862). Monograph of the genus Tridacna. In: Conchologia Iconica, or, illustrations of the shells of molluscous animals, vol. 14, pl. 1-8 and unpaginated text. L. Reeve & Co., London.
  • Poorten, J.J. ter, 2009. The Cardiidae of the Panglao Marine Biodiversity Project 2004 and the Panglao 2005 Deep-Sea Cruise with descriptions of four new species (Bivalvia). Vita Malacologica 8: 9-96
  • Iredale, T. (1937). Mollusca. In: Whitley, G. P. (ed). Middleton and Elizabeth Reefs, South Pacific Ocean. Australian Zoologist. 8(4): 232-261, pls 15-17
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại