Walter Cunningham

Phi hành gia người Mỹ (1932–2023)Bản mẫu:SHORTDESC:Phi hành gia người Mỹ (1932–2023)
R. Walter Cunningham
Cunningham năm 1964
SinhRonnie Walter Cunningham
(1932-03-16)16 tháng 3, 1932
Creston, Iowa, Hoa Kỳ
Mất3 tháng 1, 2023(2023-01-03) (90 tuổi)
Houston, Texas, Hoa Kỳ
Nơi an nghỉNghĩa trang bang Texas
Học vị
Giải thưởngXem tại bên dưới
WebsiteWebsite chính thức
Sự nghiệp chinh phục không gian
Phi hành gia NASA
Cấp bậcĐại tá, USMCR
Thời gian trong không gian
10d 20h 8m
Tuyển chọnNhóm phi hành gia NASA 3 (1963)
Sứ mệnhApollo 7
Phù hiệu sứ mệnh
Nghỉ hưu1 tháng 8 năm 1971

Ronnie Walter Cunningham (16 tháng 3 năm 1932 – 3 tháng 1 năm 2023) là cố phi hành gia, phi công chiến đấu, nhà vật lý, doanh nhân, nhà đầu tư mạo hiểm và tác giả của quyển sách năm 1977 The All-American Boys. Ông là phi hành gia dân sự thứ ba của NASA (sau Neil Armstrong và Elliot See) và từng làm phi công mô-đun Mặt Trăng trong sứ mệnh Apollo 7 vào năm 1968.

Tiểu sử

Đầu đời, giáo dục và sự nghiệp quân đội

Cunningham chào đời ngày 16 tháng 3 năm 1932 tại Creston, Iowa.[1] Ông tốt nghiệp trường Trung học phổ thông Venice ở Los Angeles, California vào năm 1950. Tòa nhà khoa học của trường đã được đặt tên là Cunningham Hall để vinh danh ông.[1][2]

Sau đó, Cunningham tiếp tục học tại trường Cao đẳng Santa Monica gần đấy[3] cho đến khi gia nhập Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1951. Ông bắt đầu huấn luyện bay vào năm 1952 và phục vụ tại ngũ với tư cách phi công chiến đấu cho Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từ năm 1953 đến năm 1956, thực hiện 54 nhiệm vụ với tư cách phi công chiến đấu ban đêm ở Hàn Quốc. Các cuộc thảo luận về đình chiến vẫn đang diễn ra khi Cunningham bắt đầu sang Hàn Quốc và Hiệp định đình chiến Triều Tiên đã được ký kết ngay trước khi ông đến nơi.[4] Từ năm 1956 đến năm 1975, ông phục vụ trong Lực lượng Dự bị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và nghỉ hưu khi đang ở cấp bậc đại tá.[1]

Cunningham kết hôn với Lo Ella Irby ở Norwalk, California và có hai người con, Brian cùng Kimberley. Về sau họ đã ly hôn. Ngoài chị em gái và các con, ông còn vượt nỗi đau qua nhờ người vợ thứ hai, nữ doanh nhân đã nghỉ hưu ở Houston Dorothy "Dot" Cunningham.[5][6]

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Cunningham tiếp tục việc học tại Cao đẳng Santa Monica trước khi chuyển sang Đại học California, Los Angeles (UCLA) vào năm 1958.[3] Cunningham đã nhận bằng Cử nhân Nghệ thuật loại xuất sắc năm 1960 và bằng Thạc sĩ Nghệ thuật loại xuất sắc năm 1961, đều về ngành vật lý từ UCLA. Ông đã hoàn thành tất cả các yêu cầu ngoại trừ luận án để lấy bằng PhD về vật lý tại UCLA trong thời gian làm việc cho RAND Corporation, nơi ông đã làm việc trong ba năm trước khi được NASA lựa chọn.[1]

Sự nghiệp NASA

Cunningham trong sứ mệnh Apollo 7

Vào tháng 10 năm 1963, Cunningham được NASA lựa chọn vào nhóm phi hành gia thứ ba. Ngày 11 tháng 10 năm 1968, ông đảm nhận ghế Phi công Mô-đun Mặt Trăng cho chuyến bay kéo dài 11 ngày của Apollo 7, phi vụ phóng đầu tiên của sứ mệnh Apollo có người lái.[1] Chuyến bay không mang theo mô-đun Mặt Trăng và Cunningham chịu trách nhiệm về tất cả các hệ thống tàu vũ trụ, ngoại trừ hệ thống phóng và điều hướng. Phi hành đoàn luôn bận rộn với vô số cuộc thử nghiệm hệ thống, bao gồm cả việc hoàn thành thành công khởi động động cơ mô-đun dịch vụ và đo lường độ chính xác của hệ thống tàu vũ trụ.[7] Sau sứ mệnh, Cunningham tiếp tục lãnh đạo bộ phận Skylab của Ban Giám đốc Phi hành đoàn Chuyến bay (Flight Crew Directorate) và rời NASA vào năm 1971.[1][8]

Cunningham đã tích lũy được hơn 4.500 giờ bay, trong đó có hơn 3.400 giờ bay trên máy bay phản lực và 263 giờ trong không gian.[1]

Cuộc sống sau này

Năm 1974, Cunningham tham dự Chương trình Quản lý Nâng cao kéo dài sáu tuần của Trường Kinh tế Harvard và sau đó làm doanh nhân và nhà đầu tư trong một số dự án kinh doanh tư nhân.[1] Năm 1977, ông xuất bản The All-American Boys, một sự hồi tưởng về những tháng ngày còn làm phi hành gia của ông.[9] Ông cũng là người đóng góp chính và là người viết lời tựa cho cuốn sách lịch sử không gian In the Shadow of the Moon năm 2007.[10] Năm 2018, Cunningham gia nhập tổ chức Back to Space với tư cách là Nhà tư vấn Phi hành gia với mục tiêu truyền cảm hứng lên Sao Hỏa cho thế hệ tiếp theo.[11]

Năm 2008, NASA đã trao tặng Cunningham Huân chương Thành tích Xuất sắc (Distinguished Service Medal) cho sứ mệnh Apollo 7.[12] Ông trở thành người dẫn chương trình trò chuyện trên đài phát thanh và diễn giả trước công chúng, làm cố vấn cho các công ty công nghệ mới thành lập và là chủ tịch Ủy ban Hàng không Vũ trụ Texas.[1]

Qua đời

Cunningham qua đời tại Houston vào ngày 3 tháng 1 năm 2023 do biến chứng từ một cú ngã, hưởng thọ 90 tuổi.[13][14]

Quan điểm về biến đổi khí hậu

Cunningham bác bỏ quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu. Trang tiểu sử của ông tại Liên minh CO2 cho biết, "Từ năm 2000, ông đã viết và lên tiếng về trò lừa bịp rằng con người đang kiểm soát nhiệt độ của Trái Đất".[15]

Năm 2010, Cunningham xuất bản một cuốn sách ngắn có tựa đề "Global Warming: Facts versus Faith" (Nóng lên toàn cầu: Sự thật và niềm tin).[16] Trong một bài xã luận đăng trên tờ Houston Chronicle vào ngày 15 tháng 8 năm 2010, Cunningham tuyên bố bằng chứng thực nghiệm không ủng hộ sự nóng lên toàn cầu.[17] Vào năm 2012, ông cùng các cựu phi hành gia khác và nhân viên NASA đã gửi một lá thư chỉ trích tới cơ quan nêu rõ điều mà họ tin là "những khẳng định chưa được chứng minh rằng carbon dioxide do con người tạo ra là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu".[18]

Các tổ chức

Cunningham là thành viên liên kết (associate fellow) của Viện Hàng không và Du hành vũ trụ Hoa Kỳ, thành viên (fellow) của Hội Du hành vũ trụ Mỹ (American Astronautical Society), và thành viên (member) của Hội Phi công thử nghiệm thực nghiệm (Experimental Test Pilots), Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ, Câu lạc bộ các nhà thám hiểm, Sigma Pi Sigma và Sigma Xi, Hiệp hội các nhà thám hiểm không gian, Liên minh CO2, Ủy ban hai trăm năm Cách mạng Mỹ tại Houston (Houston American Revolution Bicentennial Commission), Tiểu ban Hàng không, Phòng thương mại Houston, Quỹ Earth Awareness, và Hiệp hội quốc gia các công ty đầu tư doanh nghiệp nhỏ (National Association of Small Business Investment Companies).[1][15][19][20]

Giải thưởng và vinh dự

Cunningham đã nhận được nhiều danh hiệu quốc gia và quốc tế, bao gồm:

  • Huân chương Thành tích Xuất sắc của NASA (NASA Distinguished Service Medal)[1]
  • Huân chương Thành tích Đặc biệt của NASA (NASA Exceptional Service Medal)[21]
  • Giải AIAA Haley Astronautics, 1969[1]
  • Giải UCLA Professional Achievement, 1969[1]
  • Giải Special Trustees, Viện Khoa học và Nghệ thuật Truyền hình Hoa Kỳ (Giải Emmy), 1969[1]
  • Medal of Valor, Lê dương Mỹ, 1975[1]
  • Giải Outstanding American, Liên minh Bảo thủ Mỹ, 1975[1]
  • Được liệt kê trong Who's Who[1]
  • Giải George Haddaway, 2000[1]
  • Đai sảnh Danh vọng Houston[1]
  • Đai sảnh Danh vọng Không gian Quốc tế, được đưa vào năm 1983[22]
  • Đai sảnh Danh vọng Phi hành gia Hoa Kỳ, được đưa vào năm 1997[23]
  • Đai sảnh Danh vọng Hàng không Iowa, được đưa vào năm 2003[1]
  • Đại sảnh Danh vọng Hàng không và Vũ trụ Quốc tế, Bảo tàng Hàng không & Vũ trụ San Diego, được đưa vào năm 2011.[1]
  • Đại sảnh Danh vọng Hàng không Quốc gia, được đưa vào năm 2018.[24]

Trong văn hóa đại chúng

Hình ảnh Cunningham đã được khắc họa bởi diễn viên Fredric Lehne trong miniseries năm 1998 From the Earth to the Moon của HBO.

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u “Biographical Data: Walter Cunningham NASA ASTRONAUT (FORMER)” (PDF). NASA. tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ Walter Cunningham ~ 1950
  3. ^ a b Famous SMC Alumni Set Forth a Path of Excellence to Follow
  4. ^ Interview at USC Institute for Creative Technologies, June 21, 2018
  5. ^ Goldstein, Richard (4 tháng 1 năm 2023). “Walter Cunningham, Who Helped Pave the Way to the Moon, Dies at 90”. The New York Times.
  6. ^ “Dot Cunningham says be an Angel charity touched her heartstrings”. 23 tháng 12 năm 2011.
  7. ^ “Ronnie W. Cunningham”. New Mexico Museum of Space History. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ Wade, Mark. “Apollo 7”. Encyclopedia Astronautica. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2016.
  9. ^ Cunningham, Walter; Herskowitz, Mickey (1977). The All-American Boys. New York: Macmillan Co. ISBN 9780025292406.
  10. ^ “In the Shadow of the Moon”. University of Nebraska Press. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2016.
  11. ^ “Back To Space | The Team”. Back To Space. 5 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
  12. ^ “First Apollo flight crew last to be honored”. collectSPACE. 20 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2008.
  13. ^ Lewis, Russell (3 tháng 1 năm 2023). “NASA Apollo astronaut Walt Cunningham has died at age 90”. NPR. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
  14. ^ Stuckey, Alex; Leinfelder, Andrea (3 tháng 1 năm 2023). “Houstonian Walt Cunningham, astronaut on first crewed Apollo flight, dies at 90”. Houston Chronicle. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
  15. ^ a b “CO2 Coalition Members: Col. Walter Cunningham”. CO2 Coalition. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  16. ^ Cunninham, Walter (2010). Global Warming: Facts versus Faith (PDF). Heartland Institute. ISBN 978-1-934791-30-1.
  17. ^ Cunningham, Walter (15 tháng 8 năm 2010). “Climate change alarmists ignore scientific methods”. Houston Chronicle. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2012.
  18. ^ Goldstein, Richard (4 tháng 1 năm 2023). “Walter Cunningham, Who Helped Pave the Way to the Moon, Dies at 90”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2023.
  19. ^ “Walter Cunningham's memberships”. Walter Cunningham. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2016.
  20. ^ “Col. Walter Cunningham”. CO2 Coalition (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  21. ^ 'Feisty' Schirra Apologizes”. The San Francisco Examiner. 3 tháng 11 năm 1968. tr. 28 – qua Newspapers.com.
  22. ^ Sheppard, David (2 tháng 10 năm 1983). “Space Hall Inducts 14 Apollo Program Astronauts”. El Paso Times. El Paso, Texas. tr. 18 – qua Newspapers.com.
  23. ^ Meyer, Marilyn (2 tháng 10 năm 1997). “Ceremony to Honor Astronauts”. Florida Today. Cocoa, Florida. tr. 2B – qua Newspapers.com.
  24. ^ “Enshrinee Walter Cunningham”. nationalaviation.org. National Aviation Hall of Fame. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.

Đọc thêm

  • Cunningham, Walter (1977). The All-American Boys. MacMillan Publishing Company. ISBN 0-02-529240-4.
  • French, Francis; Burgess, Colin (tháng 9 năm 2007). In the Shadow of the Moon: A Challenging Journey to Tranquility, 1965–1969. University of Nebraska Press. ISBN 978-0-8032-1128-5.

Liên kết ngoài

  • Website chính thức Sửa đổi này tại Wikidata
  • Phỏng vấn Walter Cunningham cho series To the Moon của NOVA WGBH Educational Foundation, đoạn phim thô, 1998
  • Walter Cunningham trên IMDb
  • Walter Cunningham trên C-SPAN
  • Cunningham tại Encyclopedia of Science
  • Walt Cunningham trong The George Jarkesy Show Lưu trữ tháng 1 24, 2013 tại Archive.today
  • x
  • t
  • s
Nhóm phi hành gia NASA 3, "The Fourteen", 1963
Nhóm phi hành gia NASA 2 ← Nhóm phi hành gia NASA 3 → Nhóm phi hành gia NASA 4
  • Buzz Aldrin
  • William Anders
  • Charles Bassett
  • Alan Bean
  • Gene Cernan
  • Roger B. Chaffee
  • Michael Collins
  • Walter Cunningham
  • Donn F. Eisele
  • Theodore Freeman
  • Richard F. Gordon Jr.
  • Rusty Schweickart
  • David Scott
  • Clifton Williams
  • Cổng thông tin Tiểu sử
  • Cổng thông tin Hàng không
  • Cổng thông tin Du hành không gian
  • Cổng thông tin Hoa Kỳ
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BIBSYS: 14011889
  • GND: 132545446
  • ISNI: 0000 0000 7878 5224
  • LCCN: no94024719
  • NARA: 10574616
  • NKC: hka20181017550
  • PIC: 8796
  • SNAC: w6hf8jn4
  • VIAF: 75893417
  • WorldCat Identities (via VIAF): 75893417